• Chúc các Đồng chí và các bạn sức khỏe và nhiều thành quả trong sự nghiệp phát triển Văn học Nghệ thuật Bộ đội Cụ Hồ
  • Chúc các Đồng chí và các bạn sức khỏe và nhiều thành quả trong sự nghiệp phát triển Văn học Nghệ thuật Bộ đội Cụ Hồ
  • Chúc các Đồng chí và các bạn sức khỏe và nhiều thành quả trong sự nghiệp phát triển Văn học Nghệ thuật Bộ đội Cụ Hồ
  • Chúc các Đồng chí và các bạn sức khỏe và nhiều thành quả trong sự nghiệp phát triển Văn học Nghệ thuật Bộ đội Cụ Hồ
  • Chúc các Đồng chí và các bạn sức khỏe và nhiều thành quả trong sự nghiệp phát triển Văn học Nghệ thuật Bộ đội Cụ Hồ

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH VỚI THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET

 Để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” phục vụ cho mưu đồ chính trị, các thế lực phản động trong và ngoài nước đã và đang tìm mọi cách, mọi âm mưu, thủ đoạn, biện pháp chống phá Đảng, chế độ chính trị như: Tìm cách đan xen, lồng ghép các nội dung có tính chất kích động, phản động nhằm tuyên truyền các quan điểm, luận điệu xuyên tạc, phản động vào các hoạt động của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Thông qua các diễn đàn: như diễn đàn khoa học, Hội thảo các chuyên đề để phát tán tài liệu, rải tờ rơi, “phiếu cung cấp thông tin” thư điện tử và internet; cổ xúy việc viết “thư góp ý”, “hồi ký” của cán bộ lão thành…

Hiện nay, các thế lực thù địch đã lập ra hàng trăm tổ chức phản động ở nước ngoài thường xuyên móc nối với các tổ chức chính trị đối lập, số đối tượng cơ hội chính trị trong nước để thực hiện mưu đồ công khai hóa hoạt động, lấy danh tiếng của các tổ chức này ở trong nước. Hoạt động chủ yếu của chúng là hiện nay đấu tranh ôn hoà, bất bạo động; đứng đằng sau, không lộ diện để kích động tạo “điểm nóng” tiến tới bạo loạn, lật đổ chính quyền. Trong quá trình thực hiện chúng thường xuyên tích cực bơm tiền cho các loại tội phạm hình sự và các loại tội phạm khác để thực hiện ý đồ và khi cơ quan chức năng bắt giữ số này thì chúng lại đặt cho số này với cái danh hão: “Tù nhân lương tâm” và đưa ra yêu sách với cơ quan chức năng.
Các thế lực thù địch chống phá ta với nhiều thủ đoạn vừa ngấm ngầm, tinh vi, xảo quyệt, vừa công khai trắng trợn; kết hợp cả lực lượng bên ngoài và bên trong; triển khai trên tất cả các lĩnh vực; sử dụng tất cả các hình thức, biện pháp; lợi dụng tất cả các tình huống, các phương tiện để chống phá, đặc biệt là thông qua mạng internet, các trang mạng xã hội, các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông.
Để làm thất bại âm mưu thủ đoạn của chúng, cần làm tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất, Chủ động “phủ xanh” thông tin, không để “khoảng trống” thông tin trên mạng internet. Thế lực thù địch chống phá ta qua mạng internet, chúng ta tổ chức phòng, chống bằng thông tin, định hướng dư luận bằng hệ thống Blogger, các Groups, các trang Fanpage được tổ chức chặt chẽ, cử những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng đấu tranh trực diện trên các trang mạng. Thông tin truyền bá phải thường xuyên, liên tục, bền bỉ, hấp dẫn về các chủ đề như: chủ nghĩa Mác-Lê nin; đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; các vấn đề kinh tế, xã hội, đối ngoại; các sự kiện quan trọng; các vấn đề về biển, đảo, biên giới, các thành tựu đổi mới của đất nước sau hơn 30 năm,…
Thứ hai, Chủ động tận dụng không gian mạng internet để truyền bá quan điểm đúng đắn, thông tin trung thực khách quan, kịp thời, chính xác cho các đối tượng. Tăng cường công tác thông tin nội bộ, công tác tuyên truyền miệng, kịp thời định hướng tư tưởng, giải tỏa thông tin từ trong nội bộ, từ cơ sở tạo ra dư luận rộng rãi phản bác thông tin quan điểm sai trái, thù địch.
Thứ ba, Tăng cường quản lý báo chí, quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên; quản lý chính trị nội bộ, quản lý internet theo quy chế, theo pháp luật, không để rò rỉ thông tin nội bộ, bí mật Nhà nước; thường xuyên rà soát hệ thống mạng nội bộ, chống cài đặt phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại. Với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm báo chí phải bám sát định hướng tuyên truyền của cấp trên, tuyên truyền với liều lượng, mật độ phù hợp, tránh bị kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng.
Thứ tư, Xây dựng, bồi dưỡng “Văn hóa internet”, nâng cao nhận thức tư tưởng, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước.


Thứ năm, tăng cường thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Chủ động tranh thủ các diễn đàn để tuyên truyền đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài để người Việt Nam ở nước ngoài và các nước hiểu đúng tình hình trong nước, ủng hộ chúng ta. 
Trên đây là những biện pháp mà tác giả đưa ra trong cuộc chiến với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

LÊ CÔNG ĐỊNH - MỘT TÊN XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

Vừa qua, Lê Công Định lại tiếp tục xuyên tạc ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) - chiêu trò của Định vô cùng lố bịch và gian manh,hèn hạ, thể hiện kẻ suy đồi nhận thức của một tay luật sư ngu xuẩn và độc ác, lộ rõ thủ đoạn xuyên tạc, xóa bỏ công lao của toàn dân tộc Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng tháng 8/1945 mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc Việt Nam mà tiền lệ trong lịch sử Việt Nam chưa hề có.

Vậy, để làm rõ thủ đoạn xuyên tạc lịch sử của Định, chúng ta phân tích để vạch mặt tên khốn nạn này như sau.
Trong stt của Định, hắn viết: “Với tuyên cáo độc lập vào ngày 11/3/1945 của Đức vua Bảo Đại,… thì Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, mà không phải cần đến cái gọi là "Tuyên ngôn độc lập" vào ngày 02/9/1945 của ông Hồ Chí Minh…”
Đúng là một trạng thái vô cùng bất định của tên luật sư "tâm thần bất định" này! Nếu Định viết và trong đầu hắn luôn nghĩ như vậy thì rõ ràng hắn chưa bao giờ đủ kiên nhẫn đọc hết bản tuyên cáo của tên việt gian Bảo Đại mà còn cố tình bỏ quên "họng súng tàn ác của phát xít Nhật" khi thực tế cái gọi là "tuyên cáo" của Bảo Đại chỉ là tư duy bợ đít ngoại bang mà cụ thể là tập đoàn phát xít Nhật hòng tiếp tay cho chúng xâm lược Việt Nam, giết hại đồng bào ta, vơ vét tài nguyên khoáng sản của ta mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng lúc đó phải đưa ra nhiều kế sách mới trục xuất chúng ra khỏi bờ cõi Việt Nam.
Để nói cho rõ cái "tuyên cáo" ngu xuẩn của Bảo Đại mà Định gọi là "tuyên ngôn" đã diễn ra trong bối cảnh "Sáng 10/3/1945, trên đường đi săn, Bảo Đại bị một toán quân Nhật áp giải về kinh thành. Đại sứ Nhật ở Huế là Masayuki Yokoyama đề nghị ông ra tuyên bố độc lập và sớm thành lập chính phủ để hợp tác với Nhật. Ngày 11/3, Bảo Đại ban bố một đạo dụ cam kết... hợp tác toàn tâm toàn ý với đế quốc Nhật Bản" (Phạm Hồng Tung - Nội các Trần Trọng Kim, bản chất, vai trò và vị trí lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia).
Thực chất cái bản "tuyên cáo" của Bảo Đại mà Định gọi là "tuyên ngôn độc lập" đó thì toàn bộ nội dung của nó đều thể hiện ý tưởng của một đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào Phát xít Nhật. Khi Định đặt cho nó cái gọi là "tuyên ngôn độc lập" của Việt Nam thì chúng ta khẳng định luôn hắn chỉ là kẻ khốn nạn đến mức sẵn sàng đi theo kẻ thù của nhân loại chứ chưa nói đến một tay luật sư hiểu biết rõ ràng về quyền tự quyết của các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam mà trong Hiến Chương Liên hợp quốc đã khẳng định!
Mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền tự quyết, quyền độc lập dân tộc. Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia độc lập có nghĩa là nước đó không còn chịu sự điều khiển về chính trị và quân sự của một chính quyền ở bên ngoài.
Bản tuyên cáo của Bảo Đại ghi rằng: “Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung. Vậy Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên. Khâm thử”. Như vậy, khác nào Bảo Đại là kẻ rước luôn cả beo (Thực dân Pháp), cả Hổ (phát xít Nhật) ở lại đất nước Việt Nam để chà đạp, dày xéo nhân dân Việt Nam?! Nói như vậy chúng ta cũng khẳng định rằng Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 là bản tuyên ngôn độc lập trường tồn với chân lý Việt Nam, xứng đáng là bản tuyên ngôn đầy đủ ý nghĩa và giá trị lịch sử của một dân tộc, quốc gia độc lập, đồng thời thể hiện sâu sắc quyền, nghĩa vụ thiêng liêng của một quốc gia độc lập thuộc về nhân dân và Tổ quốc Việt Nam!


Cái gọi là “đất nước 11/3/1945” của Bảo Đại mà Lê công Định và lũ xuyên tạc lịch sử tôn thờ nó thì chốt lại Định cũng chỉ là kẻ bưng bô, gian xảo, vong quốc vong nô xứng đáng để cả dân tộc Việt Nam nguyền rủa, phỉ báng và đuổi cổ hắn ta và đồng bọn của nó ra khỏi đất nước Việt Nam này!

Cuộc chiên tranh biên giới phía Bắc Việt Nam: Góc nhìn thẳng!

 Khi lịch sử đang còn ảnh hưởng đến hiện tại thì công bố hay không, lúc nào, công bố bao nhiêu…lại thuộc quyền hạn của nhà chính trị.

Đầu tiên phải khẳng định một điều chắc chắn là cuộc “xung đột quân sự” giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra ngày 17/2/1979 trong lãnh thổ Việt Nam, đặt tên cho nó là gì? Ai thắng, ai bại?...không phải là vấn đề của Việt Nam mà là vấn đề của Trung Quốc hiện đại.
Tại sao đó không phải là vấn đề của Việt Nam?
Cuộc chiên tranh biên giới phía Bắc Việt Nam: Góc nhìn thẳng! 2979336
 Cuộc họp báo tại Hà Nội sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ngày 17/2/79. Ảnh tù binh Li Fu lính xe tăng trả lời phỏng vấn.
Đơn giản là nếu như bây giờ và thậm chí trước đây khi lượng thông tin còn ít, câu trả lời của bất kỳ người dân Việt Nam nào được hỏi về cuộc chiến đó tên gọi là gì, ai thắng, ai bại, thì đều có chung một đáp số mà không hề có sự phô trương, tuyên truyền của chính quyền Việt Nam.
Sự thật cuộc chiến là hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc phương Bắc. Nói là hiển hách nhất bởi có mấy kết quả sau:
- Đánh tan một đạo quân đông nhất hơn 60 vạn tên cùng hàng trăm xe tăng, hàng ngàn khẩu pháo…(Vua Quang Trung cũng chỉ thắng 30 vạn quân Thanh mà thôi. Mỹ và chư hầu lúc đông nhất trên chiến trường miến Nam Việt Nam cũng mới gần 50 vạn quân)
- Nhanh nhất với chỉ 16 ngày (từ 17/2 đến 5/3/1979 lúc Trung Quốc tuyên bố rút quân).
- Lần đầu tiên chặn ngay địch thành công từ cửa ngõ biên giới.
- Giống Lý Thường Kiệt khi tấn công vào đất địch và giống Nguyễn Trãi khi mở đường cho địch rút chạy mà không tấn công truy kích.
- Giống Tổ tiên khi thực hiện nghệ thuật đối ngoại sau chiến tranh.
Lịch sử nó ràng ràng như vậy, nên nếu như có ai đó là người Việt Nam cho rằng Việt Nam khiêu khích Trung Quốc và bại trận thì kẻ đó hoặc là đần độn hoặc là kẻ điên.
Đơn giản là Việt Nam coi đây là một cuộc chiến tranh xâm lược vì nhận thức đó không chỉ bằng cảm tính, lý luận suông mà bằng sự đối đầu, nếm trải thực tế. Chiến thắng hay thất bại trong cuộc chiến này, Việt Nam không cảm nhận bằng tuyên truyền mà bằng những cái giá phải trả cho sự vững chắc của biên cương Tổ quốc.
Đơn giản là tự thời ông cha để lại, mỗi khi chiến thắng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lược của các triều đại PK Phương Bắc, Việt Nam đều luôn “quan tâm” đến lòng tự trọng tối thiểu của kẻ bại trận. Vì thế, Việt Nam không muốn nhắc đến quá khứ mà có thể khiến ai đó tổn thương, nhưng không quên quá khứ, đã làm tất cả những gì để “lịch sử không lặp lại”.
Xung quanh điều này một số kẻ thiếu hiểu biết hoặc chống phá chính quyền, chế độ, cho rằng Việt Nam đã quên cuộc chiến tranh, đã đối xử không công bằng với những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến…có vẻ như tất cả luận điệu này họ nhằm mục đích là bôi nhọ chính quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế là có ai phát hiện ra rằng những người lính hy sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc và Tây Nam hay trong chống Mỹ, có sự phân biệt đối xử khác nhau không? Không bao giờ có.
Ai đó cho rằng, Việt Nam đã quên lãng cuộc chiến tranh này? Rằng đã đưa vào sách giáo khoa cho thế hệ trẻ quá ít… Nên nhớ, trong quan hệ quốc tế, trong nghệ thuật bang giao đối ngoại, đặc biệt với Trung Quốc, một người hàng xóm đông, mạnh, thì đó là công việc của những tinh hoa chính trị Việt Nam.
Lịch sử phải sự thật, phải biết gìn giữ, bảo quản. Đó là công việc của nhà  sử học. Nhưng, khi lịch sử đang còn có ảnh hưởng đến hiện tại thì công bố hay không, nhiều hay ít…là thuộc về nhà chính trị, không phải là quyền hạn của nhà sử học.
Tại sao đó mới là vấn đề của Trung Quốc?
Gần 40 năm qua, Chính quyền Bắc Kinh tuyên truyền cho người dân của họ rằng, đây là một cuộc “phản kích tự vệ”, tức là Việt Nam gây hấn trên biên giới, tấn công vào Trung Quốc, rằng Trung Quốc chiến thắng khi “các mục tiêu đề ra đều đạt được” và tuyên bố rút quân về nước.
Trung Quốc không lúc nào ngừng tuyên truyền trong nội bộ họ về cuộc chiến tranh biên giới. Các bài báo, các tác phẩm văn học, các tác phẩm điện ảnh… đều nêu lên một điều là họ đã thắng lớn trong cuộc chiến đó.
Cách đặt tên cho cuộc chiến tranh này của nhà cầm quyền đã lừa bịp người dân và người lính Trung Quốc suốt một thời gian dài khi trình độ dân trí của dân Trung Quốc còn thấp, mọi liên lạc thông tin với quốc tế bị hạn chế dù không cần phải bưng bít.
Ngày nay dân trí Trung Quốc đã khác, nếu chính quyền cứ dùng luận điệu rất lố bịch này để tuyên truyền thì dân Trung Quốc sẽ coi như chính phủ đã xúc phạm đến họ và sẽ phản tác dụng. Đã đến lúc người dân Trung Quốc tự hỏi tại sao lại lừa dối họ? Đây là câu hỏi cũng chính là vấn đề của Bắc Kinh phải giải quyết sự thật lịch sử.
Sự thật mà người dân Trung Quốc cần biết là tại sao lại tấn công vào lãnh thổ Việt Nam? Và, đây là sự thật:
1, Về quân sự, Trung Quốc cứu nguy cho tay sai của họ bị Việt Nam tấn công ở Tây Nam. Do đó, trong thuật ngữ quân sự, Trung Quốc gọi là “phản công tự vệ” là không sai. Nhưng như vậy có nghĩa là Trung Quốc đã nuôi dưỡng, hỗ trợ một “nhà nước Khme Đỏ”, coi nhà nước đó là đồng minh.
Khme Đỏ đã tàn sát hơn 2 triệu người dân Campuchia là tội diệt chủng, chúng tàn sát hàng chục ngàn người dân Việt Nam tại vùng biên giới là tội khủng bố cấp nhà nước. Những tên cầm đầu của Khme Đỏ hiện đang bị LHQ truy tố tội ác chiến tranh dù muộn nhưng đã chứng minh Việt Nam có công giúp Campuchia thoát khỏi diệt chủng.
Vậy thì hôm nay, Bắc Kinh giải thích thế nào với người dân Trung Quốc về mối liên hệ của mình với chế độ diệt chủng man rợ có một không hai trên thế giới? Rất khó.
Trung Quốc cho rằng “phản kích tự vệ” thắng lợi và rút quân về nước. Vậy thắng lợi như thế nào? Trong khi quân đội Việt Nam vẫn “y án” chế độ diệt chủng Khme Đỏ. Các quân đoàn chủ lực của Việt Nam chuẩn bị tham chiến ra đòn thì Trung Quốc đã tuyên bố rút quân nên “chẳng có cơ hội cho Trung Quốc tiêu diệt”? Rất khó.
2, Về chính trị, tấn công Việt Nam để chứng tỏ Trung Quốc cùng phe với Mỹ để được Mỹ đầu tư tài chính, kỹ thuật, phục vụ cho đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Sự thật này nếu như giải thích theo lý luận chiến tranh cách mạng thì không sai, bởi hoạt động quân sự chung quy lại cũng chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị. Nhờ nó mà Trung Quốc mới cất cánh trỗi dậy như ngày nay.
Nhưng với người dân Trung Quốc khi đem gần 60 ngàn mạng người cùng với với hàng chục ngàn mạng người dân láng giềng vô tội để giải thích cho mục tiêu chính trị đạt được này là không thể nuốt nổi. Nó quá dã man, tàn độc và quá hèn mạt. Té ra Trung Quốc có khác chi tên lính đánh thuê cho Mỹ đâu!.
Như vậy, lịch sử cuộc chiến 17/2/1979, giải thích nó với người dân Trung Quốc thế nào cho đúng sự thật là một vấn đề rất khó với Bắc Kinh trong hiện nay, nó rất mâu thuẫn nếu như không giải thích bằng sự thật. Nhưng nói lên sự thật thì Trung Quốc không muốn.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

KỶ NIỆM 109 NĂM NGÀY SINH GIÁO SƯ TRẦN ĐẠI NGHĨA – “ÔNG VUA VŨ KHÍ” CỦA VIỆT NAM (13/9/1913 – 13/9/2022)

 KỶ NIỆM 109 NĂM NGÀY SINH GIÁO SƯ TRẦN ĐẠI NGHĨA – “ÔNG VUA VŨ KHÍ” CỦA VIỆT NAM (13/9/1913 – 13/9/2022)

Trần Đại Nghĩa là cái tên không chỉ giới nghiên cứu lịch sử quân giới trong nước biết đến, mà dường như cả thế giới đều biết đến ông với danh hiệu “ông vua” vũ khí Việt Nam. Ông là một trong những trí thức kiều bào yêu nước đầu tiên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước để phụng sự Tổ quốc.
Trần Đại Nghĩa là một bậc đại trí thức đã từ bỏ mọi vinh hoa phú quý ở nước ngoài để trở về Tổ quốc thực thi sứ mệnh của một công dân yêu nước. Từ những năm mới bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp tái xâm lược, cái tên bí mật Trần Đại Nghĩa đã trở thành một huyền thoại gắn liền với việc sản xuất vũ khí, gây ngạc nhiên và ngưỡng mộ cho mọi người Việt Nam lẫn kẻ thù và bạn bè quốc tế. Trên cương vị Cục trưởng Quân giới, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, ông không chỉ có công đầu xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng mà còn góp phần quan trọng đặt nền móng cho nền khoa học kỹ thuật hiện đại nước ta.
Hành trang của một người trí thức yêu nước
Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Xuân Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Năm lên 6 tuổi, Phạm Quang Lễ chứng kiến sự ra đi của người cha thân yêu. Lời trăng trối của cha “con phải chăm lo học hành, sau này mang kiến thức của mình ra để giúp ích cho đời” đã theo ông suốt cả cuộc đời.
Ngôi trường Trung học đệ nhị Petrus Ký nổi tiếng ở Sài Gòn những năm 30 của thế kỷ trước là nơi cậu học sinh Phạm Quang Lễ theo học từ năm 1930 đến năm 1933. Ông luôn được thầy cô và bạn bè chú ý bởi sự thông minh và trí nhớ khác người.
Năm 1935 là một bước ngoặt đối với người thanh niên Phạm Quang Lễ. Ông được cấp học bổng xuất dương du học. Khi được học bổng sang Pháp học, Phạm Quang Lễ quyết tâm chạy đua với thời gian, lấy được 6 bằng đại học và chứng chỉ của các trường đại học danh tiếng của Pháp. Khác với những người khác, lần du học của Phạm Quang Lễ có mục đích rõ ràng. Ông học về khoa học chế tạo vũ khí nhằm phụng sự Tổ quốc giành độc lập. Song, đây là lĩnh vực bí mật và cấm tuyệt đối người dân thuộc địa. Vì vậy, trong suốt 11 năm ở Pháp, Phạm Quang Lễ chỉ có thể tự mò mẫm và bí mật học hỏi, sưu tầm tài liệu về các loại vũ khí.
Cuộc gặp gỡ giữa ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Paris đã trở thành cuộc gặp gỡ định mệnh làm thay đổi cuộc sống của Phạm Quang Lễ. Rời thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp, rời bỏ mức lương 20 lạng vàng 1 tháng, Phạm Quang Lễ cùng với kỹ sư luyện kim Võ Quý Huân, bác sĩ Trần Hữu Tước đã theo Hồ Chủ tịch trở về Tổ quốc mang theo tâm nguyện phụng sự đất nước. Trước khi về nước, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã tập trung thu thập hàng nghìn cuốn sách liên quan đến nhiều lĩnh vực mà phần lớn để phục vụ chiến tranh.
Sự trở về của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỹ sư Phạm Quang Lễ không phải bằng máy bay mà bằng một tàu chiến của Pháp. Bốn mươi ngày lênh đênh trên biển, những lời nói giản dị nhưng vô cùng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các cử chỉ, hành động cụ thể của Người đã cảm hóa, chinh phục trái tim người trí thức trẻ Phạm Quang Lễ, cũng như tất cả những người có mặt trên chuyến tàu, kể cả các thủy thủ Pháp.
“Ông Phật làm súng”
Trở về nước, trong năm 1946, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gay go, ác liệt, Phạm Quang Lễ được Bác Hồ giao làm Cục trưởng Cục Quân giới với trọng trách là nghiên cứu, chế tạo ra vũ khí để bộ đội ta đánh giặc. Bác nói: “Đây là việc đại nghĩa. Vì thế, từ nay Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa...”.
Đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục Quân giới trong điều kiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ là một thử thách không nhỏ đối với Trần Đại Nghĩa. Tuy nhiên, với vốn kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập ở nước ngoài, cộng với sự thông minh, trí sáng tạo, ông đã nhanh chóng bắt tay vào trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo nghiên cứu sản xuất vũ khí phục vụ cuộc chiến đấu của quân và dân ta.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng các đồng chí của mình đã chế tạo thành công súng và đạn bazooka, súng đại bác không giật (SKZ) là những loại vũ khí có trình độ hiện đại của thế giới. Đây là một kỳ tích phi thường của quân và dân ta. Những loại vũ khí này đã tham gia hầu hết các trận đánh, duy trì cục diện chiến tranh nhân dân, tạo nên những kỳ tích mang màu sắc chiến tranh nhân dân Việt Nam. Khen ngợi những chiến công của bazooka ở chùa Trầm, thấy kỹ sư Trần Đại Nghĩa là người hiền lành, ít nói, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gọi ông là “Ông Phật làm súng”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, huyền thoại về ông một lần nữa được viết tiếp khi ông trở thành người hỗ trợ về tinh thần cho những phát minh về quân giới cho đến ngày đất nước giành được độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Trần Đại Nghĩa, chúng ta đã chế tạo thành công nhiều loại vũ khí trang bị bằng vật liệu có sẵn, với công nghệ đơn giản như: Ngòi thủy lôi áp suất ABS, các loại mìn, thủ pháo cho đặc công đánh hiểm, sau này phát triển thành thủ pháo dù cho đặc công đánh sâu trong lòng địch, đặc biệt là cải tiến ĐKB-H12 theo công nghệ của ta từ viện trợ của Liên Xô trước đây.
Tấm gương của một nhà nghiên cứu chân chính, hết lòng vì sự nghiệp khoa học nước nhà
Giáo sư Trần Đại Nghĩa từ một trí thức Tây học đã trở thành một trong những người tiêu biểu cho ý chí, nghị lực và tinh thần phấn đấu cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chỉ trong một thời gian ngắn, bằng tài năng, trí tuệ và tinh thần vượt khó đáng khâm phục, ông đã trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo nghiên cứu ra nhiều loại vũ khí hiện đại, điển hình là súng bazooka, SKZ và đạn bay.
Sự ra đời của những loại vũ khí mang tên Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ.
Với những cống hiến xuất sắc, năm 1948, Giáo sư Trần Đại Nghĩa được phong quân hàm Thiếu tướng đợt đầu tiên của Nhà nước Việt Nam. Năm 1952, ông cũng trở thành người trí thức Việt Nam đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 1966, ông được phong danh hiệu Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô; đồng thời cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí, gồm súng bazooka, súng SKZ và đạn bay của ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên.
Ngày thống nhất đất nước, Trần Đại Nghĩa có ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu: "Đã hoàn thành nhiệm vụ!". Khi nói về bạn bè của mình ở lại bên Pháp, ông cho rằng “họ có cuộc sống đầy đủ, sung sướng hơn tôi nhiều, nhưng về khía cạnh phụng sự Tổ quốc, họ chẳng có gì cả". Được phụng sự cho Tổ quốc, cho dân tộc là lí tưởng theo đuổi của cuộc đời ông. Đúng như tên Bác Hồ đặt cho ông, cả cuộc đời ông đã sống trọn cho khát vọng cống hiến tâm sức của mình cho sự nghiệp đại nghĩa của dân tộc.
Suốt cuộc đời phụng sự Tổ quốc, Thiếu tướng - Giáo sư - Viện sĩ - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho nhiều trọng trách: Cục trưởng Cục Quân giới; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Thứ trưởng Bộ Công thương; Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước; Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước; Hiệu trưởng đầu tiên Đại học Bách khoa Hà Nội; Viện trưởng đầu tiên Viện Khoa học Việt Nam; Chủ tịch đầu tiên Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam...
Ông cũng là nhà khoa học đầu tiên được thụ phong cấp Tướng năm 1948 và là vị Tướng đầu tiên được tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động tại đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên năm 1952.
Tổng hợp từ TTXVN, BTLSQS





BÀI THƠ VIẾT VỀ BỐ .....

  “Bố vốn chẳng nói nhiều như mẹ

Chẳng ríu rít lên khi mỗi buổi con về
Chẳng bao giờ nói nhớ con nhiều lắm
Chỉ cuối tuần nào cũng hỏi có về quê.
Bố ít khi mắng con sai này nọ
Toàn bênh con mỗi lúc mẹ bực mình
Khi con ốm bố chẳng cưng chẳng nịnh
Nhưng suốt đêm dài bố ngồi đó, lặng thinh.
Lần bố ốm dù rất đau, rất mệt
Con nằm bên…trông bố…ngủ ngon lành
Bố chẳng đành nếu thấy con mất giấc
Nên một mình chịu đựng suốt năm canh.
Bố lạ lắm chỉ thích ăn thịt mỡ
Bảo nạc dai bố không thích, không ăn
Con sung sướng ăn hết phần bố gắp
Mà ngây thơ không hỏi lại một lần.
Bố là thế như siêu nhân, người máy
Làm cả đời, da cháy sạm, vai xương
Bố là bố người bằng da bằng thịt
Nhưng sao con thấy bố quá phi thường.”
Laika


Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự lấy trong 1 ngày

  

 

🏪🏪🏪Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự lấy trong 1 ngày
🧭🧭Các giấy tờ như bằng cấp, bảng điểm, học bạ, giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu, sổ bảo hiểm xã hội….hồ sơ du học, làm việc, công tác, kết hôn, định cư, dđi du lịch nước ngoài.....
🛑🛑🛑 Nhận combo DỊCH VS CÔNG CHỨNG CHO HSO SỬ DỤNG TẠI NƯỚC NGOÀI
👉👉SAO Y CÔNG CHỨNG
👉👉TƯ VẤN HPHLS
🛑🛑DỊCH THUẬT LẤY DẤU TƯ PHÁP CÓ LIỀN TRONG NGÀY
👉👉DỊCH CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC, TÂY BAN NHA , Ý, PHÁP....
-- Tks ----
Zalo: 0908385826


Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2022

Chuyện về anh hùng Nguyễn Đình Tiết

 


Cựu chiến binh LÊ XUÂN THANH



Tôi vinh dự được sống và cùng chiến đấu với Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đình Tiết, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 27, Binh chủng Đặc công. Lần đầu tiên tôi gặp anh Tiết là vào một chiều mùa hè cuối tháng 8-1972.

Lúc ấy, tôi đang là chiến sĩ đặc công vừa học xong lớp quân y thì nhận lệnh lên đường để bổ sung cho Tiểu đoàn 27 đang chiến đấu ở chiến trường. Xuất phát từ Hà Nội, sau một ngày hành quân, chúng tôi dừng chân, ăn cơm chiều tại sân chùa Quan Nha (Duy Tiên, Hà Nam). Trong bữa cơm của tôi bất ngờ có sự hiện diện của một sĩ quan trẻ, quân hàm trung úy, da ngăm đen, khỏe mạnh, miệng cười tươi tắn, ăn mặc gọn gàng, vai đeo xắc cốt... Ăn xong, anh đứng dậy, ân cần nhắc chúng tôi: "Các đồng chí ăn khỏe, ăn nhiều vào còn đánh giặc, phía trước còn gian khổ lắm đấy!".

Chuyện về anh hùng Nguyễn Đình Tiết

Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đình Tiết. Ảnh tư liệu 

Tối đó, tôi được lệnh lên Tiểu đoàn bộ để gặp thủ trưởng nhận nhiệm vụ. Bất ngờ vị thủ trưởng đó lại là người sĩ quan trẻ ngồi ăn cơm cùng mâm ban chiều với tôi. Tôi lúng túng chào. Anh cười, chỉ chỗ cho tôi ngồi và nhẹ nhàng nhắc khéo: "Lần sau nhớ chào đúng điều lệnh". Sau đó, anh rót nước mời tôi uống, hỏi thăm gia đình, bố mẹ, người thân của tôi... Sự gần gũi của anh khiến những e ngại trong tôi dần tan biến. Đang nói chuyện thì một chiến sĩ xuất hiện. Anh ta đứng nghiêm trước mặt chỉ huy, giơ tay lên dõng dạc báo cáo: "Báo cáo tiểu đoàn phó, tôi-Hạ sĩ Đoàn Ngọc Hiền, chiến sĩ trinh sát có mặt nhận nhiệm vụ". Lúc đó, anh cũng đứng nghiêm trang, giơ tay chào lại và giọng dứt khoát: "Được, đồng chí nghỉ, chờ nhận nhiệm vụ".

Anh Tiết nói tiếp: "Tiểu đoàn đã cân nhắc kỹ và quyết định giao cho hai đồng chí một nhiệm vụ quan trọng. Bây giờ các đồng chí về nghỉ sớm, nhớ thu dọn quân trang cho gọn gàng, đúng 6 giờ lên đây nhận nhiệm vụ".

Cả đêm ấy, tôi không thể chợp mắt, phần không biết nhiệm vụ ngày mai là gì, phần cảm động trước sự gần gũi, chân tình của anh... Gần 6 giờ sáng, tôi khoác ba lô lên Tiểu đoàn bộ. Hiền đã ở đó với anh. Anh cười tươi và nói: "Quân y chậm hơn trinh sát rồi nhé". Rồi anh nói tiếp: "Anh em mình làm quen với nhau đã nhé. Mình tên là Tiết, Nguyễn Đình Tiết, quê ở Bắc Giang...". Giới thiệu xong, anh Tiết giao cho tôi và Hiền làm nhiệm vụ tiền trạm cho đơn vị. Nôm na là trên đường hành quân thì đi trước đội hình để liên hệ với các địa phương lo chỗ ăn nghỉ cho cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, anh giao cho chúng tôi một chiếc xe đạp hiệu Vĩnh Cửu, không phanh, không gác-đờ-bu làm phương tiện. Anh không quên nhắc nhở chúng tôi: "Đi an toàn, ăn uống chu đáo, khéo léo quan hệ... giữ đúng tư thế, tác phong quân nhân".

Làm nhiệm vụ tiền trạm tưởng ngon ăn, nhưng cũng có lúc gặp những vướng mắc và Tiểu đoàn phó Nguyễn Đình Tiết đã khéo léo giải quyết các tình huống để đơn vị bảo đảm tốc độ và kế hoạch hành quân. Vào đến Diễn Châu, Nghệ An, lực lượng bổ sung của chúng tôi nhập vào Tiểu đoàn 27. Tôi về nhận nhiệm vụ ở bộ phận quân y.

Chuyện về anh hùng Nguyễn Đình Tiết

Cựu chiến binh Lê Xuân Thanh (ngoài cùng, bên trái) và đồng đội cùng gia đình Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đình Tiết. Ảnh: NGỌC GIANG 

Tuy gọi là chia tay nhưng chúng tôi vẫn cùng một đơn vị và trong thời gian Tiểu đoàn 27 làm nghĩa vụ quốc tế trên chiến trường nước bạn Lào, tôi vẫn gặp anh Tiết nhiều lần trên chiến trường Cánh Đồng Chum (Xiêng Khoảng), vẫn dáng đi nhanh nhẹn, nước da ngăm đen với cái miệng cười rất tươi và ánh mắt nhìn chúng tôi trìu mến... Hoàn thành nhiệm vụ ở Lào, đơn vị ra Bắc, anh được thăng chức Tiểu đoàn trưởng, vẫn quân hàm Trung úy. Năm 1975, anh Tiết chỉ huy phân đội tham gia Chiến dịch Buôn Ma Thuột. Lúc đó, anh là Thượng úy, Tiểu đoàn trưởng và còn thêm chức nữa: Là cha của cậu bé Nguyễn Đình Huỳnh. Theo lệnh của cấp trên, ngày 10-3-1975, Tiểu đoàn 27 tổ chức đánh vào sân bay Hòa Bình (Buôn Ma Thuột). Tôi được đi cùng mũi với Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Tiết.

Ngay từ lúc bắt đầu trận chiến này, diễn biến đã rất ác liệt, địch phản công điên cuồng; ta cố gắng đánh nhanh, thắng gọn... Nhưng sự chênh lệch về lực lượng và vũ khí trang bị giữa ta và địch quá lớn. Nhiều cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 27 đã bị thương. Thấy vậy, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Tiết quyết định sử dụng một lực lượng cơ động tổ chức mũi luồn sâu tiêu diệt hỏa lực địch. Ban đầu, tôi được anh giao nhiệm vụ cùng theo mũi cơ động. Nghe xong, tôi nhanh chóng chuẩn bị thuốc, bông băng cứu thương và không quên chuẩn bị lựu đạn, một khẩu côn bát thu được của địch và 3 băng đạn dự phòng... Sau khi nắm lại tình hình, anh Tiết nhìn tôi và ra lệnh: "Đồng chí Thanh quân y ở lại. Tuyến ngoài hết quân y rồi, ở lại để cứu chữa thương binh ở trong ra".

Thoáng bất ngờ, tôi nằng nặc xin đi, anh nghiêm giọng: "Đây là mệnh lệnh!".

Tôi nhận lệnh ở lại, còn mười mấy đồng đội của tôi (trong đó có Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Tiết) lao vào trận đánh. Khoảng 10 phút sau, chúng tôi bật khóc nức nở khi bộ phận vận tải chuyển thi thể các anh ra, mười mấy con người trong mũi luồn sâu đã ra đi mãi mãi... Trước những thành tích trong chiến đấu, ngày 26-4-2018, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng đồng chí Nguyễn Đình Tiết danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Vào tháng 11-2017, tôi được gặp Nguyễn Đình Huỳnh-con trai anh Tiết ở Lữ đoàn 113, Binh chủng Đặc công. Huỳnh lúc đó là cán bộ của đơn vị. Gặp cháu, tôi có cảm giác như được gặp anh Tiết, người anh, người chỉ huy, người đồng đội của tôi. Tôi kể cho Huỳnh nghe những kỷ niệm về người cha của Huỳnh. Tôi hy vọng, Huỳnh sẽ giữ lại “trí anh hùng, tinh thần anh dũng, bất khuất” của người cha đáng kính, làm ngọn lửa nhiệt huyết soi sáng con đường tiếp bước truyền thống cha anh.

(Theo QĐND)